Tuyển dụng nhân sự là gì? Ưu tiên nội bộ hay bên ngoài?

Tuyển dụng nhân sự là khâu quan trọng nhất để tìm ra được người tài, phù hợp với vị trí công việc của công ty đang cần. Chính vì vậy mà quá trình tuyển dụng luôn phải chuẩn bị kỹ lưỡng từng khâu. Tuyển dụng nhân sự bao gồm: tuyển dụng nội bộ và tuyển dụng bên ngoài.
  • Tuyển dụng nội bộ là tìm kiếm ứng viên từ chính danh sách cán bộ nhân viên đang làm việc tại công ty: xác định vị trí cần tuyển dụng -> thông báo tuyển dụng nội bộ bằng email, truyền miệng, dán thông báo -> Tiếp nhận hồ sơ, sàng lọc hồ sơ và phỏng vấn.
  • Tuyển dụng bên ngoài là tìm kiếm ứng viên ở bên ngoài doanh nghiệp thông qua các trang tuyển dụng, báo chí...
Đa phần hầu hết các công ty thành công đều thực hiện cả hai phương pháp để tối đa khả năng lựa chọn và tối ưu hiệu quả công việc.

Khi nào nên sử dụng nguồn nhân lực nội bộ và bên ngoài

Công ty mới thành lập ban đầu việc tuyển dụng từ bên ngoài là lựa chọn duy nhất nếu muốn nguồn lực ngoài người thân và bạn bè. Tuy nhiên, sau khi lượng nhân viên tạm ổn định nên bắt đầu xem xét các ứng viên nội bộ.

Bên cạnh đó, cũng có một số doanh nghiệp thực hiện chính sách ưu tiên tuyển dụng nội bộ, tổ chức phỏng vấn trước khi đăng tuyển công khai.

Một số trường hợp doanh nghiệp cần định hướng lựa chọn:

  • Tuyển dụng bên ngoài: phát triển nhân viên, cải thiện tính đa dạng, tăng trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng của ngành hoặc của đối thủ cạnh tranh, năng lực mới - ý tưởng mới - đổi mới tổ chức.
  • Tuyển dụng nội bộ: Văn hóa phù hợp, chi phí tuyển dụng thấp hơn, hiệu suất ban đầu cao, mức lương nhân viên thấp hơn, giảm thời gian tuyển dụng, giảm tỉ lệ nghỉ việc...
Tuyển dụng nhân sự là gì? Ưu tiên nội bộ hay bên ngoài?

Tuyển dụng nội bộ 

Theo tình hình hiện nay, nhiều công ty cho rằng nhân sự mới từ nguồn nội bộ nên có khoảng 15 - 28%, đối với các tập đoàn quốc tế hướng tới mục tiêu cao hơn từ 55% trở lên. Vì không có mộ tỷ lệ nào chính xác, duy nhất nên việc cân đối 30% nội bộ - 70 bên ngoài đang được ưu tiên.

Lợi ích và hạn chế của tuyển dụng nội bộ

a. Lợi ích
  • Chi phí thấp hơn 50% so với nguồn bên ngoài
  • Kết nối và tiếp cận với công việc nhanh chóng
  • Tỷ lệ rủi ro thấp
  • Thời gian tuyển dụng và phát triển tài năng nhanh chóng
b. Hạn chế

Vấn đề hạn chế từ hình thức tuyển dụng này tùy thuộc vào quy mô của công ty hiện tại, đáng chú ý nhất vẫn là những công ty có số lượng ứng viên nhỏ, rất có thể sẽ không có nhân viên đáp ứng đủ trình độ chuyên môn cho vị trí mới.

Song đó, người quản lý trực tiếp cảm tính có thể không muốn từ bỏ nhân viên của mình. Và hạn chế lớn nhất vẫn là thiếu sự đa dạng văn hóa, thiếu đi những ý tưởng mới, phát triển theo hướng an toàn, khó đột phá.

Tuyển dụng bên ngoài

Tuyển dụng bên ngoài là phương thức mà hầu hết các nhà quản lý muốn tìm kiếm một ứng viên sáng giá cho vị trí mới. Công tác này thường được thực hiện bằng cách thông báo trên Website nội bộ, mạng xã hội và các trang web tuyển dụng uy tín...

Lợi ích và hạn chế của tuyển dụng bên ngoài

a. Lợi ích
  • Tiếp cận được số lượng ứng viên tiềm năng, đa dạng hơn
  • Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành
  • Tiếp cận ý tưởng mới mẻ, cải thiện quy trình kinh doanh, phát triển sản phẩm, nâng cao nghiệp vụ
b. Hạn chế
  • Chi phí tuyển dụng cao
  • Thời gian tuyển dụng dài hơn
  • Thời gian hòa nhập vào công việc và môi trường lâu hơn
  • Tỷ lệ nghỉ việc, rủi ro cao hơn
Có thể khi so sánh lợi ích từ 2 hình thức tuyển dụng, có thể kết luận rằng việc tuyển dụng bên ngoài không phải là một ý tưởng tuyệt vời. Nhưng thật sự không có câu trả lời chính xác nhất cho bất kỳ nhận định nào. Công ty nên xây dựng kế hoạch tuyển dụng, từ đó lựa chọn ra một tỷ lệ phù hợp và đặt ra mục tiêu cho doanh nghiệp của mình, tạo cơ hội phát triển sự nghiệp cho nhân viên. Cân bằng kinh nghiệm của nhân viên hiện tại với những ý tưởng, kỹ năng, làn gió mới của nhân viên mới.

(Nguồn. Internet)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhân sự - Chìa khóa thành công của doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn

Nghề nhân sự là gì? 5 yêu cầu cơ bản khi muốn theo nghề